Dù thế nào đi nữa thì cuối cùng người lao động và người sử dụng lao động cũng phải chấm dứt một mối quan hệ lao động.
Tuy nhiên, khi còn là đồng nghiệp và cộng sự thì mối quan hệ ấy rất bền tâm, vững chắc và gắn kết. Nhưng đến lúc kết thúc mối quan hệ đồng nghiệp và cộng sự thì lại giải quyết với nhau bằng các quy định của pháp luật hơn là vui vẻ và hòa đồng
Dù ở cương vị hay vị trí nào của người tính lương, người làm kế toán kể cả là quản lý cũng đều cân nhắc là tuân thủ các quy định hiện hành hay tiết giảm chi phí tối đa cho công ty, nhưng Người lao động thì ngược lại họ muốn hưởng tối đa nhất có thể.
Pháp luật về Lao động ngày càng phổ biến, Người lao động ngày càng hiểu rõ hơn các quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của Người sử dụng lao động. Tuy nhiên, để nắm được các quy định hiện hành thì không phải ai cũng nắm được. Hiểu rõ những khó khăn trên, DAILINH tổ chức khóa đào tạo cấp tốc ngắn hạn để giúp Người lao động cũng như các Doanh nghiệp nắm được các quy định hiện hành để vận dụng, áp dụng cho chính xác và phù hợp gồm các nội dung sau:
“Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc”